Kiến thức sức khoẻ

Nồng độ oxy trong máu cho biết điều gì?

Nồng độ oxy trong máu là thước đo lượng oxy mà các tế bào hồng cầu của bạn đang vận chuyển. Cơ thể của bạn điều chỉnh chặt chẽ mức độ oxy trong máu của bạn. Duy trì sự cân bằng chính xác độ bão hòa oxy (SpO2) là rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn.

Chỉ số này thường ít được kiểm tra nếu bạn có sức khỏe bình thường. Chỉ khi có dấu hiệu thở ngắn, khó thở hoặc đau tức ngực, đặc biệt đối với các trường hợp bệnh tim, hen suyễn hoặc nghẽn phổi mãn tính, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra nó thường xuyên. Việc theo dõi mức oxy trong máu ở những trường hợp này sẽ xác định được liệu các phương pháp điều trị có hiệu quả hay không hay cần được điều chỉnh.

Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn biết được mức nồng độ oxy trong máu bạn có đang bình thường hay không? Mức nào biểu thị bạn khỏe mạnh? Các triệu chứng và dự báo nếu chỉ số này không bình thường?

Cách đo nồng độ oxy trong máu

Có 02 cách để đo nồng độ oxy trong máu:

Xét nghiệm khí máu động mạch (ABG – Arterial blood gas)

Đây là phương pháp xét nghiệm máu để  đo nồng độ oxy trong máu của bạn. Nó cũng có thể phát hiện mức độ của các khí khác trong máu của bạn, cũng như độ pH (mức axit / bazơ). ABG rất chính xác, nhưng đây là phương pháp xâm lấn

Phương pháp đo nồng độ oxy trong máu xâm lấn - Arterial blood gas
Phương pháp đo nồng độ oxy trong máu xâm lấn - Arterial blood gas

Để xét nghiệm khí máu động mạch, bác sĩ sẽ lấy máu từ động mạch chứ không phải tĩnh mạch. Không giống như tĩnh mạch, động mạch có nhịp đập có thể cảm nhận được. Ngoài ra, máu từ động mạch được cung cấp oxy nhưng máu trong tĩnh mạch của bạn thì không.

Phương pháp này thường thực hiện ở động mạch cổ tay vì nó dễ dàng cảm nhận được so với những động mạch khác trên cơ thể bạn. Cổ tay là một khu vực nhạy cảm, do đó, việc hút máu ở đây sẽ khó chịu hơn so với tĩnh mạch gần khuỷu tay. Động mạch cũng sâu hơn tĩnh mạch, làm tăng thêm cảm giác khó chịu.

Máy đo nồng độ oxy (Pulse oximeter)

Máy đo nồng độ oxy bằng nhịp xung là một thiết bị không xâm lấn để ước tính lượng oxy trong máu của bạn. Nó hoạt động bằng cách truyền ánh sáng hồng ngoại vào các mao mạch ở ngón tay, ngón chân hoặc dái tai của bạn. Sau đó, thiết bị đo lượng ánh sáng bị phản xạ lại các chất khí.

Phương pháp kiểm tra này cho biết phần trăm máu được bão hòa, được gọi là mức SpO2 với mức sai số ±2%. Điều này có nghĩa là kết quả đo có thể cao hơn hoặc thấp hơn 2% so với mức oxy trong máu thực tế của bạn.

blank
Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 không xâm lấn dễ dàng sử dụng

Phương pháp này có thể kém chính xác hơn một chút so với xét nghiệm máu, nhưng rất dễ dàng để thực hiện và ra kết quả nhanh chóng. Vì vậy, các bác sĩ thường dùng biện pháp này để chẩn đoán bệnh nhanh.

Những thứ như sơn móng tay sẫm màu hoặc chứng lạnh tay chân có thể khiến thiết bị đọc ra chỉ số thấp hơn bình thường. Bác sĩ có thể loại bỏ sơn bóng khỏi móng tay của bạn trước khi sử dụng máy hoặc nếu chỉ số của bạn có vẻ thấp bất thường.

Vì đây là phương pháp không xâm lấn nên bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện xét nghiệm. Bạn có thể mua thiết bị đo nồng độ oxy tại vayostore.vn hoặc tại các nơi chuyên cung cấp thiết bị chăm sóc sức khỏe. Trao đổi với bác sĩ của bạn trước khi sử dụng thiết bị tại nhà để bạn hiểu cách diễn giải kết quả.

Nồng độ oxy trong máu bạn nên ở mức nào?

Phương pháp đo lượng oxy trong máu hay còn gọi là đo mức độ bão hòa oxy của bạn. Trong cách viết tắt của y tế, bạn có thể nghe thấy nó được gọi là PaO2 khi sử dụng khí máu và O2 bão hòa (SpO2) khi sử dụng máy xung. Những nguyên tắc này sẽ giúp bạn hiểu được kết quả đo được có thể có ý nghĩa gì:

blank
Mức bình thường của nồng độ oxy trong máu đo bằng máy xung SpO2

Nồng độ bình thường

Mức oxy ABG bình thường cho phổi khỏe mạnh rơi vào khoảng 80 đến 100 mm Hg (milimet thủy ngân). Nếu dùng máy xung đo nồng độ oxy trong máu của bạn (SpO2), kết quả bình thường thường nằm trong khoảng từ 95 đến 100%.

Tuy nhiên, với trường hợp nghẽn phổi mãn tính (COPD) hoặc các bệnh về phổi khác, phạm vi bình thường trên không được áp dụng. Bác sĩ sẽ cho bạn biết mức bình thường cho từng trường hợp đối với các bệnh nhân này. Ví dụ: Không có gì lạ khi người bị COPD nặng duy trì mức SpO2 từ 88 đến 92%.

Nồng độ dưới mức bình thường

Nồng độ oxy trong máu dưới mức bình thường được gọi là hạ oxy máu (Hypoxemia). Hạ oxy máu rất đáng lo ngại. Nồng độ oxy càng thấp, tình trạng hạ oxy máu càng nặng. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng trong mô và cơ quan của cơ thể.

Thông thường, chỉ số PaO2 dưới 80mmHg hoặc SpO2 dưới 95% được coi là thấp. Điều quan trọng là phải biết điều gì là bình thường đối với bạn, đặc biệt nếu bạn bị bệnh phổi mãn tính. Bác sĩ có thể đưa ra các khuyến nghị về mức độ oxy có thể chấp nhận được đối với bạn.

Nồng độ trên mức bình thường

Nếu bạn không dùng máy trợ hô hấp, rất khó để nồng độ oxy của bạn quá cao. Trong hầu hết các trường hợp, nồng độ oxy cao xảy ra ở những người sử dụng oxy bổ sung. Điều này có thể được phát hiện rõ trên ABG.

Điều gì xảy ra nếu nồng độ oxy trong máu của bạn quá thấp?

Khi nồng độ oxy trong máu của bạn vượt ra ngoài phạm vi bình thường, bạn có thể bắt đầu gặp các triệu chứng:

  • Khó thở
  • Tức ngực
  • Hoang mang
  • Đau đầu
  • Tim đập loạn nhịp

Nếu bạn có nồng độ oxy trong máu thấp trong thời gian dài, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng xanh tím (Cyanosis). Dấu hiệu nhận biết của tình trạng này là móng tay, da và niêm mạc chuyển màu xanh. Cyanosis được coi là một trường hợp khẩn cấp. Nếu bạn đang gặp các triệu chứng, bạn nên tìm đơn vị chăm sóc y tế ngay lập tức. Tình trạng này có thể dẫn đến suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân dẫn đến nồng độ oxy trong máu thấp

Các nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến nồng độ oxy trong máu của bạn bao gồm:

  • COPD, bao gồm viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng (emphysema)
  • Hội chứng suy giảm hô hấp cấp tính (Bao gồm SARS-Covid-2 hay Covid-19)
  • Hen suyễn
  • Vỡ phổi
  • Thiếu máu
  • Dị tật tim bẩm sinh
  • Bệnh tim
  • thuyên tắc mạch phổi

Những tình trạng này có thể ngăn phổi của bạn hít đầy đủ không khí chứa oxy và thở ra carbon dioxide. Tương tự như vậy, các rối loạn về máu và các vấn đề với hệ tuần hoàn của bạn có thể ngăn máu lấy oxy và vận chuyển nó đi khắp cơ thể. Bất kỳ vấn đề hoặc rối loạn nào trong số này đều có thể dẫn đến mức độ bão hòa oxy giảm. Khi nồng độ oxy của bạn giảm xuống, bạn có thể bắt đầu gặp các triệu chứng của giảm oxy máu.

Những người hút thuốc có thể có kết quả đo nhịp tim không chính xác cao. Hút thuốc gây ra carbon monoxide tích tụ trong máu của bạn. Máy đo SpO2 không thể phân biệt được sự khác biệt giữa loại khí này và oxy. Nếu bạn hút thuốc và cần biết nồng độ oxy trong máu, ABG có thể là cách duy nhất để nhận được kết quả chính xác.

Hầu hết mọi người không cần thường xuyên theo dõi nồng độ oxy trong máu có ở mức bình thường hay không. Chỉ những người có vấn đề sức khỏe gây ra trạng thái oxy thấp thường được yêu cầu kiểm tra thường xuyên. Ngay cả khi đó, phương pháp dùng máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 ít xâm lấn thường hữu ích hơn phương pháp xét nghiệm máu ABG xâm lấn. Mặc dù nó có một khoảng sai số, máy đo nhịp xung SpO2 có đủ độ chính xác và cho kết quả nhanh chóng. Nếu bạn thực sự cần một cách đo chính xác hơn, bác sĩ sẽ chủ động chỉ định.

Leave a Reply